Điểm tin ngày 21/10/2019

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 21/10/2019 02:55:00 PM - Lượt xem: 27 lượt xem.

Xin mời anh chị em và các bạn đến với một số thông tin đáng chú ý ngày hôm nay.

Ảnh: Anh Tú

Báo Lao động ngày 20/10 đưa tin: “Đi ăn cơm về, chủ nhà nhìn tiệm tạp hóa cháy tan hoang”

https://nld.com.vn/thoi-su/di-an-com-ve-chu-nha-nhin-tiem-tap-hoa-chay-tan-hoang-2019102017020959.htm

Khoảng 12 giờ 30 phút trưa 20-10, quán tạp hóa nằm trên đường Lê Trọng Tấn (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) bất ngờ bốc cháy.

Nhận tin báo, lực lượng Cảnh sát PCCC Công an TP Đà Nẵng điều các xe chữa cháy chuyên dụng, cùng hơn 10 cán bộ, chiến sĩ đến dập lửa. Tuy nhiên, bên trong hiện trường chứa nhiều hàng hóa dễ bắt lửa nên đám cháy càng bùng phát dữ dội, bao trùm cả cửa hàng rộng hơn 50 m2.

Phải hơn 30 phút sau, vụ cháy mới cơ bản được khống chế. Tại hiện trường, toàn bộ vật dụng, hàng hóa mà chủ tiệm mới nhập về hôm qua đều bị thiêu rụi.

Cơ quan chức năng nhận định vụ cháy xuất phát từ chập điện. Tổng số tài sản và hàng hóa bị thiêu rụi lên đến hơn 100 triệu đồng.

Bệnh đục thủy tinh thể là nguyên nhân gây giảm thị lực và mù lòa đứng đầu trên thế giới và cả Việt Nam. Báo Pháp luật TP.Hồ Chí Minh sáng nay có bài viết: “Lạm dụng thuốc, nhiều người trẻ bị đục thủy tinh thể”

https://plo.vn/suc-khoe/lam-dung-thuoc-nhieu-nguoi-tre-bi-duc-thuy-tinh-the-865152.html

BS Hoàng Trần Thanh, Trưởng Khoa điều trị mắt và khám chữa bệnh theo yêu cầu, BV Mắt Trung ương cho biết: hiện nay bệnh đục thủy tinh thể ở người trẻ đang ngày càng tăng lên. Theo ước tính của BV Mắt Trung ương, trong tổng số ca mắc đục thủy tinh thể ở BV thì tỉ lệ người trẻ mắc chiếm từ 30% đến 40%.

Theo BS Thanh, có nhiều nguyên nhân khiến tỉ lệ người trẻ mắc đục thủy tinh thể ngày càng gia tăng, đó là do chấn thương trong quá trình hoạt động thể thao, lao động; lạm dụng các loại thuốc chữa bệnh như thuốc điều trị mắt, điều trị gout, điều trị xương khớp, tai mũi họng; do ảnh hưởng bởi môi trường ô nhiễm...

Đã có những trường hợp vì học hành căng thẳng hoặc áp lực tâm lý gia đình khiến trẻ bị trầm cảm. “Đừng để con trẻ phải chịu áp lực” là bài viết được đăng trên báo Giáo dục Việt Nam sáng nay.

https://giaoduc.net.vn/suc-khoe-hoc-duong/dung-de-con-tre-phai-chiu-ap-luc-post203476.gd

Trầm cảm là một bệnh lý, không phải là sự yếu đuối về nhân cách hay thiếu ý chí và nó cần được nhìn nhận cũng như điều trị giống các bệnh lý thông thường khác. 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh trầm cảm cướp đi mỗi năm trung bình khoảng 850.000 mạng người. Trầm cảm hiện là căn bệnh xếp hạng phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc phải, nhưng chỉ khoảng 25% trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm như: Gen, các chất hóa học trong não; Stress: người thân qua đời, những khó khăn trong mối quan hệ công việc, tình cảm hay bất kì tình huống gây stress nào (bao gồm cả áp lực học tập) cũng có thể gây ra bệnh trầm cảm.

Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm

- Mất ngủ (hoặc ngủ nhiều hơn), ăn nhiều hơn (hoặc mất cảm giác ngon miệng)

- Mất hứng thú khi làm việc hay hoạt động

- Không thể tập trung

- Cảm thấy vô vọng, dễ bị kích động, lo lắng hoặc cảm thấy có lỗi

- Cảm thấy vô cùng mệt mỏi, buồn hoặc trống rỗng

- Nhức đầu, đau bụng hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa

- Trầm cảm nghiêm trọng có thể dẫn đến ý định tự tử, hoặc cố tìm cách tự tử

Để có phác đồ điều trị bệnh trầm cảm thì đầu tiên phải thông qua khám lâm sàng và thực hiện theo chỉ định bác sĩ. Trong quá trình này gia đình không tự ý dùng thuốc mà phải tuân thủ tuyệt đối các yêu cầu của bác sĩ.

Ngoài ra, bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày như: không tự cô lập mình, tập thể dục thường xuyên, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, thư giãn và kiểm soát căng thẳng, thường xuyên chia sẻ với bác sĩ để theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân…

S1959 (Tổng hợp)

 

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn