Điểm tin ngày 05/08/2022

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 05/08/2022 11:27:00 AM - Lượt xem: 18 lượt xem.

Xin mời anh chị em và các bạn đến với một số thông tin đáng chú ý ngày hôm nay.

Báo Sức khỏe và Đời sống cập nhật thông tin: Sáng 5/8: Biến thể phụ BA.5 bắt đầu chiếm ưu thế tại một số tỉnh; Đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine COVID-19

https://suckhoedoisong.vn/sang-5-8-bien-the-phu-ba5-bat-dau-chiem-uu-the-tai-mot-so-tinh-day-nhanh-hon-nua-tien-do-tiem-vaccine-covid-19-169220805081226274.htm

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.189.968 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 112.844 ca nhiễm).

Theo Bộ Y tế trên thế giới, biến thể phụ BA.4, BA.5 của chủng Omicron có khả năng lây lan nhanh hơn 12% so với biến thể BA.2 đã ghi nhận tại nhiều quốc gia, do đó trong thời gian tới số ca mắc với biến thể BA.5 sẽ tiếp tục gia tăng. Các biến thể mới liên tục xuất hiện hoặc tiến hóa, mới nhất là BA.2.75, BA.2.12.1 có khả năng làm giảm miễn dịch qua thời gian và có thể làm dịch bùng phát trở lại.

Trong nước đã ghi nhận biến thể phụ BA.4, BA.5, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam các biến thể này đã bắt đầu chiếm ưu thế; tỷ lệ tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ em tại một số nơi còn thấp. Số ca mắc đang gia tăng trở lại và có xu hướng tiếp tục tăng. Thời gian này cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.

Báo Người lao động có bài: Tìm cách "hạ nhiệt" giá hàng hóa.

https://nld.com.vn/kinh-te/tim-cach-ha-nhiet-gia-hang-hoa-20220804205034824.htm

Bộ Tài chính đang bám sát chỉ đạo của Chính phủ, phối hợp với các bộ, ngành địa phương để quản lý giá, góp phần kiểm soát lạm phát

Ngày 4-8, tại tọa đàm "Xăng dầu giảm giá, hàng hóa không giảm - Thực trạng và giải pháp" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, đại diện các bộ - ngành và chuyên gia đã chỉ ra nguyên nhân giá hàng hóa "lên nhanh, xuống chậm", đồng thời đưa ra giải pháp để "hạ nhiệt" thị trường.

Tính đến thời điểm hiện tại khi giá xăng, dầu đã giảm lần thứ 4 liên tiếp nhưng nhiều mặt hàng vẫn neo ở mức cao, lý giải về tình trạng này, bà Đinh Thị Nương, Phó Cục trưởng Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng, thông thường khi giá xăng dầu giảm cần có thời gian, độ trễ để các đơn vị SXKD, nhất là những doanh nghiệp có mặt hàng chịu tác động trực tiếp từ giá xăng dầu phải rà soát lại các yếu tố chi phí hình thành giá, từ đó mới xác định giá bán giảm phù hợp.

Bên cạnh giải pháp mà các bộ ngành đưa ra, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng cần đảm bảo cung cấp hàng hóa thông suốt, không để đứt gãy chuỗi cung ứng. Ông nhấn mạnh đến việc giảm chi phí khâu trung gian – đây là bài toán cần phải giải quyết, rà soát các yếu tố hình thành giá. Các ý kiến tại tọa đàm cũng bày tỏ băn khoăn khi cấp trung gian hưởng lợi quá nhiều, trong khi nhà sản xuất chưa chắc đã lãi cao, đẩy người tiêu dùng vào tình cảnh phải mua hàng hóa giá cao.

Báo điện tử Tiền phong có bài: Hà Nội đẩy mạnh thanh toán học phí không dùng tiền mặt.

https://tienphong.vn/ha-noi-day-manh-thanh-toan-hoc-phi-khong-dung-tien-mat-post1458825.tpo

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở về việc hướng dẫn thanh toán học phí theo phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương phối hợp với các tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán và các đơn vị liên quan để triển khai việc thu học phí, lệ phí tuyển sinh và các khoản thu khác bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Phối hợp với các ngân hàng, tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán thống nhất mẫu thông tin thanh toán không dùng tiền mặt đối với học phí và các khoản dịch vụ giáo dục có tối thiểu các trường thông tin để tạo thuận lợi đối với việc xử lý: Họ tên người thụ hưởng, lý do thanh toán; mã số hóa đơn thanh toán.

Bố trí đầu mối hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynh, học sinh, sinh viên và các đối tác liên quan thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán học phí và các dịch vụ giáo dục tạo điều kiện thuận lợi cho người học và gia đình người học; tăng tối đa số lượng và giá trị thanh toán không dùng tiền mặt trong tổng số lượng và giá trị thanh toán của cơ sở giáo dục đào tạo.

Triển khai ứng dụng chuyển đổi số, công nghệ thông tin để kết nối, tích hợp dữ liệu với tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán, cung cấp cho người học các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán trên điện thoại di động. Đảm bảo an toàn thông tin, trong đó lưu ý đến việc làm chủ dữ liệu và bảo mật thông tin riêng tư.

Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc cũng như các trường THPT nghiêm túc thực hiện hướng dẫn.

Hồng Hạnh (TH)


Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn