
Báo Điện tử VTVNews có bài: Đi lễ đầu năm - Tìm về những giá trị đích thực.
https://vtv.vn/xa-hoi/di-le-dau-nam-tim-ve-nhung-gia-tri-dich-thuc-20230129221639091.htm
Du xuân với nhiều người là để cầu may trong dịp đầu năm. Có những người lại đơn giản để thư giãn, hòa mình với thiên nhiên, đất trời.
Tại lễ hội chùa Hương, tuy ban tổ chức đã chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng cũng không thể kiểm soát hết mọi thứ, khi số lượng du khách quá đông và không phải ai cũng có ý thức tốt.
Cách chùa Hương gần 70 cây số, tại Cụm di tích Đình - Chùa Bia Bà, dù Ban tổ chức liên tục bắc loa tuyên truyền nhưng có vẻ không nhiều người quan tâm. Tiền lẻ vẫn được cài khắp nơi. Tình trạng đốt vàng mã, sử dụng rất nhiều hương vẫn xảy ra.
Nhưng tại rất nhiều điểm thờ tự, du khách thực sự được tìm về không gian yên ả, thanh tịnh. Tại ngôi chùa này, những sợi dây ước nguyện được treo ở cổng chùa. Mỗi người tự tay viết lên đó những điều ước hoặc đọc những dòng chữ trên sợi dây ước nguyện, chỉ vậy thôi cũng cảm thấy niềm an lạc.
Không phải mâm cao cỗ đầy, chen lấm xô đẩy mới có nhiều lộc. Bởi những ai hiểu về đạo Phật đều biết rằng "Phật tại tâm". Đi lễ đầu năm là để hướng thiện, tìm đến những điều tốt đẹp, từ đó luôn có sự thanh thản an vui.
Báo Hà Nội mới có bài: Đề phòng các bệnh thường gặp sau Tết.
https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1054161/de-phong-cac-benh-thuong-gap-sau-tet
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 kéo dài với sự xáo trộn về thói quen sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi khiến nhiều người gặp phải tình trạng mệt mỏi, uể oải, rất khó tập trung khi trở lại công việc. Hơn nữa, việc ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo, nhiều đường, ít chất xơ, uống nhiều rượu, bia, nước ngọt có ga… cũng khiến các bệnh, như: Rối loạn tiêu hóa, xơ gan, đái tháo đường, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, tim mạch, đột quỵ… có nguy cơ gia tăng sau Tết.
Theo báo cáo của Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), trong 7 ngày nghỉ Tết (tính từ 7h sáng 29 tháng Chạp Nhâm Dần 2022 đến 7h sáng mùng 6 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023) đã có 813 ca khám, cấp cứu do ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa (tăng hơn 30% so với cùng kỳ Tết năm trước), trong đó có 507 ca phải nhập viện theo dõi điều trị. Các bác sĩ dự báo, sau Tết, lượng bệnh nhân đến khám, kiểm tra các bệnh lý đường tiêu hóa thường tăng hơn trước Tết. Lý do là việc nạp vào cơ thể quá nhiều chất, ăn uống thất thường, tiệc tùng liên miên trong những ngày Tết là chất xúc tác làm trầm trọng hơn bệnh lý đường tiêu hóa, như: Đầy hơi, đau dạ dày, hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày, táo bón, tiêu chảy, viêm tụy cấp... Đôi lúc cũng xảy ra những trường hợp nặng hơn, như: Ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Tiến sĩ Vũ Thị Thanh, Trưởng khoa Dinh dưỡng (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội) khuyến cáo: “Mỗi người cần thanh lọc cơ thể, cải thiện chức năng tiêu hóa để giúp cơ thể khỏe mạnh. Cụ thể, gan là cơ quan thải độc tự nhiên của cơ thể. Do đó, mọi người có thể giúp gan loại bỏ độc tố bằng cách uống đủ nước. Nên uống nước khi thức dậy, sau khi hoạt động thể lực và trước khi đi ngủ để cung cấp cho gan quá trình hydrate hóa tốt, duy trì tế bào khỏe mạnh, an toàn”.
Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam có bài: Bao giờ đợt rét đậm, rét hại ở Bắc Bộ sẽ kết thúc?
https://vov.vn/xa-hoi/bao-gio-dot-ret-dam-ret-hai-o-bac-bo-se-ket-thuc-post998643.vov
Trao đổi với phóng viên liên quan đến tình hình rét đậm rét hại ở Bắc Bộ, ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định: "Đợt rét đậm rét hại ở miền Bắc sẽ duy trì hết ngày 30/1, từ ngày 31/1 trời bắt đầu ấm dần lên. Tuy nhiên, sang ngày 2/2 thời tiết lại bắt đầu có mưa nhỏ trở lại".
Ông Nguyễn Văn Hưởng nhận định thêm thời tiết từ đêm 30/1 đến ngày 7/2: Bắc Bộ và Thanh Hóa đến Nghệ An, từ đêm 1-8/2, đêm và sáng có mưa phùn và sương mù rải rác, đêm và sáng trời rét.
P.TT&TT (TH)
"
" style="
">

Từ khóa: