Điểm tin ngày 24/07/2021

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 24/07/2021 11:15:00 AM - Lượt xem: 23 lượt xem.

Xin mời anh chị em và các bạn đến với một số thông tin đáng chú ý ngày hôm nay.

Báo Hà Nội mới đưa tin: Ngành Dệt may với nhiều thách thức từ dịch bệnh.

http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Kinh-te/1006775/nganh-det-may-voi-nhieu-thach-thuc-tu-dich-benh

Nhờ kinh nghiệm thích ứng với tình hình dịch bệnh nên hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành Dệt may trong 6 tháng đầu năm 2021 có nhiều tín hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp đang tạo ra thách thức không nhỏ với ngành Dệt may, trước hết là nguy cơ thiếu hụt lao động, chậm tiến độ giao trả hàng...

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang cho biết, hầu hết các doanh nghiệp đã nhận được đơn hàng đến quý III và hết năm 2021. Để có được sự phục hồi này là nhờ chính sách thúc đẩy thương mại, tìm kiếm thị trường của Chính phủ, Bộ Công Thương và cùng với đó là nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp trong ngành Dệt may.

Để vượt qua giai đoạn khó khăn này, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã kiến nghị Nhà nước hỗ trợ được tiếp cận với nguồn vắc xin để tiêm cho người lao động trong ngành. Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng kiến nghị có những chính sách tạo điều kiện cho các nhà máy trong ngành này hoạt động bình thường để kịp tiến độ hoàn thành các đơn hàng cho đối tác trong thời gian tới.

Trước mắt, để ổn định sản xuất, các doanh nghiệp ngành Dệt may tiếp tục nỗ lực hết sức trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Với May 10, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của tổng công ty đã xây dựng "kịch bản" để ứng phó với dịch bệnh một cách linh hoạt và hiệu quả, bảo đảm an toàn sức khỏe cho người lao động.

Trang Tin tức của Thông tấn xã Việt Nam có bài: Người dân Hà Nội được ra đường trong những trường hợp nào khi giãn cách toàn xã hội?

https://baotintuc.vn/giai-ma-muon-mat/nguoi-dan-ha-noi-duoc-ra-duong-trong-nhung-truong-hop-nao-khi-gian-cach-toan-xa-hoi-20210723234948830.htm

Theo nội dung Chỉ thị 17CT-UBND về việc Thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn Thành phố để phòng chống dịch COVID-19 của Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh ban hành tối 23/7, các trường hợp sau người dân sẽ được ra đường:

- Đi mua lương thực, thực phẩm, thuốc men.

- Cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác.

- Đi công tác công vụ.

- Làm việc tại cơ quan, công sở, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động.

Khi ra đường, người dân được yêu cầu thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp, không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và nơi công cộng.

Người dân cũng được yêu cầu thực hiện khai báo y tế hàng ngày trên website www.tokhaiyte.vn hoặc ứng dụng NCOVI, Bluezone. Liên hệ ngay với chính quyền địa phương, cơ sở y tế khi xuất hiện triệu chứng sốt, ho, khó thở, mất vị giác...

Trường hợp người dân khi di chuyển vào Thành phố vì lý do công vụ, phòng chống dịch, phục vụ sản xuất phải thực hiện khai báo y tế và tuân thủ các biện pháp giám sát, cách ly y tế theo quy định của Thành phố.

Báo Người lao động có bài: 6 dấu hiệu F0 cần gọi ngay nhân viên y tế.

https://nld.com.vn/suc-khoe/suc-khoe-cho-nguoi-cach-ly-6-dau-hieu-f0-can-goi-ngay-nhan-vien-y-te-20210723221911135.htm

Hầu hết các bệnh nhân Covid-19 có thể trải qua căn bệnh một cách nhẹ nhàng, không triệu chứng hoặc chỉ tương đương một cơn cảm vặt; nhiều người vẫn thừa khỏe mạnh làm việc trực tuyến trong thời gian chờ đưa đi hoặc khi ở các bệnh viện thu dung. Tuy nhiên, bao giờ cũng nên nhớ bệnh này có một tỉ lệ bệnh nhân nặng nhất định và nhiều người đã chuyển nặng rất nhanh.

Nếu đó chỉ là những triệu chứng thông thường giống những lần cảm cúm trước, hãy tự chăm sóc mình: uống thuốc hạ sốt, giảm đau, giảm ho..., nghỉ ngơi, ăn đủ chất. Những thứ thuốc này không giúp bạn trị Covid-19, mà là trị triệu chứng. Không bị triệu chứng làm cho mệt mỏi, bạn sẽ khỏe lại giống như các cơn cảm cúm trước đây.

Nhưng cũng có thể bạn gặp những dấu hiệu đặc biệt. Đầu tiên là khó thở, tức đang nằm ngửa thấy thở khó quá phải ngồi dậy, hay đang ngồi phải ngồi thẳng dậy để dễ thở hơn. Thứ hai, nhịp thở nhanh (trên 20 lần/phút). Thứ ba, đau hoặc tức ngực thường xuyên. Thứ tư, nếu có thiết bị đo SPO2 (nồng độ bão hòa ôxy trong máu ngoại vi) kẹp đầu ngón tay, hãy chú ý khi nó xuống dưới 95%. Thứ năm, bệnh nhân trở nên không còn tỉnh táo. Thứ sáu, môi, da, móng tay nhợt nhạt, thậm chí tím tái lại.

Đó là các dấu hiệu căn bản cho thấy bệnh Covid-19 đã dần dần ảnh hưởng nặng đến hệ hô hấp. Gọi y tế phường nếu bạn ở nhà, gọi nhân viên y tế quản lý khu cách ly nếu bạn ở bệnh viện thu dung/khu cách ly. Bình tĩnh ngồi hít thở sâu khi chờ đợi, có thể nằm sấp để dễ thở hơn.

Hồng Hạnh (TH)

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn