Điểm tin ngày 23/04/2019

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 23/04/2019 03:03:00 PM - Lượt xem: 26 lượt xem.

Xin mời anh chị em và các bạn đến với một số thông tin đáng chú ý ngày hôm nay.

Ảnh: Thái Nguyễn

Những lưu ý giúp bảo vệ con khỏi bệnh thường gặp mùa hè.

https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/nhung-luu-y-giup-bao-ve-con-khoi-benh-thuong-gap-mua-he-3997500-v.html

Đặc điểm thời tiết nóng ẩm của mùa hè là thời điểm thuận lợi của nhiều dịch bệnh, trong đó lưu ý nhất là các bệnh do vius, vi khuẩn...Ở trẻ em, do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên vào mùa nắng nóng trẻ dễ mắc một số bệnh nguy hiểm.

Theo BS. Nguyễn Thị Anh Đào - Khoa Nhi (Bệnh viện TƯQĐ 108) chia sẻ những thông tin cơ bản, liên quan đến một số bệnh thường gặp ở trẻ mỗi dịp hè.

1. Viêm não Nhật Bản B

Đây là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh, gây dịch về mùa hè do một loại Arbovirus nhóm B gây nên. Các biểu hiện thường gặp là: sốt cao, đau đầu, nôn. Có trẻ chậm chạp, không hoạt động, co giật rồi đi vào hôn mê. Khi trẻ có những biểu hiện trên, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị nhằm hạn chế tỷ lệ tử vong và di chứng sau này.

Để phòng bệnh, cha mẹ cần cho trẻ tiêm chủng vacxin viêm não đúng lịch, giữ môi trường sống sạch sẽ, nằm màn khi ngủ, phun thuốc diệt muỗi.

2. Sốt virut

Khi mắc bệnh, trẻ thường sốt cao, đau mỏi người, đau đầu, viêm đường hô hấp trên như: Hắt hơi, sổ mũi, ho đờm trắng. Có thể có phát ban kèm theo thường xuất hiện sau sốt 2-4 ngày, ban lấm tấm, ngứa ít, ấn mất. Bệnh diễn biến thường lành tính. Tuy nhiên có một số trường hợp có biến chứng, nên cần theo dõi để phát hiện các triệu chứng của viêm não như đau đầu nhiều, buồn nôn, rối loạn ý thức...và các biến chứng khác như viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản...

3. Tiêu chảy cấp

Nguyên nhân gây tiêu chảy có thể là vi khuẩn gây bệnh như vi khuẩn (lỵ, thương hàn, tả...) hoặc virut, nấm. Tác nhân gây tiêu chảy thường gây bệnh bằng đường phân- miệng: phân người bị tiêu chảy làm nhiễm bẩn thức ăn, nước uống hoặc do tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, quan trọng nhất là đánh giá mức độ mất nước và bù nước điện giải. Tùy mức độ để bù bằng đường uống hoặc truyền nước và điện giải. Việc sử dụng kháng sinh và các men tiêu hóa phải tuân theo chỉ định của bác sỹ. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc trị tiêu chảy.

Dự báo, nếu không có các biện pháp can thiệp hiệu quả để kiểm soát, lượng cồn trung bình ở người trưởng thành tại Việt Nam đến năm 2020 sẽ tăng lên 9,9 lít và tiếp tục tăng lên 11,4 lít vào năm 2025. Trong khi đó suốt 10 năm qua, nồng độ cồn/đầu người trên toàn thế giới vẫn giữ nguyên 6,4 lít.

Loại đồ uống ưa thích gây ra 230 bệnh, 8 loại ung thư ở người Việt.

https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/suc-khoe-24h/loai-do-uong-ua-thich-gay-ra-230-benh-8-loai-ung-thu-o-nguoi-viet-525585.html

Theo đánh giá của WHO, những con số nói trên mới chỉ được tổng hợp dựa trên các số liệu rượu bia có thể thống kê được (chiếm 36%), còn lại 64% rượu bia sử dụng theo các con đường không chính thức, tự nấu.

Nếu chỉ tính riêng 4 tỉ lít bia, mỗi năm người Việt chi 4 tỉ USD. Nếu tính chung cả rượu bia, mỗi người Việt bỏ ra 300 USD/người/năm để uống loại đồ uống này (tương đương gần 7 triệu đồng).

TS Kidong Park, Trưởng Đại diện của Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam hết sức quan ngại về tình hình sử dụng rượu bia ở Việt Nam khi có tới 44% người uống quá độ, ở mức nguy hiểm. Rượu bia là yếu tố nguy cơ cao thứ 2 trong 10 yếu tố nguy cơ gây tàn tật và tử vong. Loại đồ uống này cũng là nguyên nhân gây ra hơn 230 loại bệnh tật, trong đó trực tiếp và gián tiếp gây ra 8 loại ung thư phổ biến gồm: Ung thư khoang miệng, vòm họng, thanh quản, thực quản, đại trực tràng, gan, mật và ung thư vú.

Việc sử dụng rượu bia ở Việt Nam là nguyên nhân gây ra 79.000 ca tử vong năm 2016, cùng hàng trăm nghìn người khác phải nhập viện điều trị liên quan đến rượu bia.

Hãy xích lại gần con với một cuốn sách, hãy coi việc đọc sách như một hoạt động tình thân chứ không nên coi đó là một nhiệm vụ. Khi được người lớn đọc sách sẽ giúp các bé có thêm điều kiện phát triển về tư duy cũng như ảnh hưởng đến các hành vi sau này.

Những lợi ích từ việc đọc sách cho trẻ nhỏ.

https://anninhthudo.vn/truyen-hinh-atv/nhung-loi-ich-tu-viec-doc-sach-cho-tre-nho/807931.antd

Những lợi ích từ việc đọc sách cho trẻ nhỏ:

Thắt chặt mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Tạo nền tảng phát triển khả năng học tập.

Kĩ năng giao tiếp tốt hơn.

Hình thành tư duy logic và khả năng ngôn ngữ tốt hơn.

Tăng cường sự tập trung và kỉ luật ở trẻ.

Rất nhiều nghiên cứu cho rằng học sinh được làm quen với việc đọc sách trước 4 tuổi có thành tích học tập tốt hơn ở cấp tiểu học. Việc đọc sách còn giúp trẻ dễ bộc lộ bản thân và ứng xử với mọi người lành mạnh hơn. Ngoài ra, giá trị của việc đọc sách đối với trẻ là giúp bé nắm bắt các khái niệm trìu tượng, suy nghĩ logic ở những tình huống khác nhau, nhận biết nguyên nhân kết quả và học cách đánh giá sự việc, điều này giúp ích rất nhiều khi con đi học.

Chung Thủy - Thái Nguyễn 

(Tổng hợp)

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn