Điểm tin ngày 22/03/2023

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 22/03/2023 11:29:00 AM - Lượt xem: 6 lượt xem.

Xin mời anh chị em và các bạn đến với một số thông tin đáng chú ý ngày hôm nay.

Báo điện tử VOVNews có bài: Xuất nhập khẩu sụt giảm gây áp lực cho các nhóm hàng tỷ đô.

https://vov.vn/kinh-te/thi-truong/xuat-nhap-khau-sut-giam-gay-ap-luc-cho-cac-nhom-hang-ty-do-post1008847.vov

Xu hướng giảm giá và thiếu hụt đơn hàng dẫn tới trong 2 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của hầu hết nhóm hàng đều giảm, ngoại trừ nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản. Đáng chú ý, xuất khẩu của nhiều nhóm mặt hàng “tỷ USD” giảm khá mạnh so với cùng kỳ như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; hàng dệt may; giày dép các loại; gỗ và sản phẩm gỗ... 

Nhiều chuyên gia cho rằng, dù mục tiêu năm 2023 thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2022, song đây cũng là thách thức lớn cho Việt Nam. Bởi năm 2023, thương mại toàn cầu sẽ tiếp tục chịu nhiều sức ép do căng thẳng địa chính trị và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt. Lạm phát tăng cao, thị trường xuất nhập khẩu thu hẹp cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ và phòng, chống dịch Covid-19 ở một số nước cũng sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường hàng hóa trong nước và xuất khẩu, theo hướng bất lợi khi nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn. 

Từ góc độ DN, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) nhận định, trong năm 2023, áp lực về nguyên liệu sẽ giảm bớt do Trung Quốc mở cửa trở lại, song đơn hàng sẽ là khó khăn cho các DN dệt may do tình hình kinh tế thế giới nói chung, các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nói riêng còn nhiều khó khăn, trở ngại.

Qua tín hiệu thương mại gần 3 tháng đầu năm có thể thấy, tình hình xuất khẩu năm 2023 của Việt Nam sẽ còn là một ẩn số khó lường, khi thị trường thế giới tiếp tục có những diễn biến khó đoán định. Để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu, đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải có các chính sách điều hành phù hợp, các DN chủ động cập nhật thông tin, ứng phó kịp thời với những biến động mới của thị trường.

Báo Hà Nội mới đưa tin: Hà Nội: Số ca mắc thuỷ đậu tăng cao ở nhóm tuổi mầm non và tiểu học.

https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Doi-song/1058858/ha-noi-so-ca-mac-thuy-dau-tang-cao-o-nhom-tuoi-mam-non-va-tieu-hoc

Trong những tuần gần đây, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 70-100 ca mắc thuỷ đậu/tuần. So với cùng kỳ năm 2022, số ca mắc thủy đậu đầu năm 2023 tăng cao, bệnh nhân ghi nhận phần lớn ở nhóm tuổi mầm non và tiểu học.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi trung ương, trẻ nhỏ với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, rất dễ mắc thuỷ đậu. Khi bệnh thủy đậu khởi phát, người bệnh có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ... Một số trường hợp, nhất là trẻ em có thể không có triệu chứng báo trước. Cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ”. Mặc dù được đánh giá là bệnh lành tính, tuy nhiên nếu không theo dõi và chăm sóc kỹ, biến chứng của bệnh rất nặng nề, gây viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan.

Để phòng bệnh, theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên là biện pháp hiệu quả. Đồng thời, hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh; những trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày để tránh lây lan.

Ngoài ra, người dân cần chú ý thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hằng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý; thực hiện vệ sinh nhà cửa, trường học và vật dụng sinh hoạt bằng dung dịch sát khuẩn thông thường.

Báo điện tử Vietnamnet có bài: Trẻ dùng thiết bị điện tử mấy tiếng mỗi ngày sẽ bị ảnh hưởng xấu?

https://vietnamnet.vn/tre-dung-thiet-bi-dien-tu-may-tieng-moi-ngay-se-bi-anh-huong-2122904.html

Nghiên cứu của các chuyên gia Đại học Osaka và Trường Y Hamamatsu cung cấp cái nhìn sâu hơn vào rủi ro tiềm ẩn của thiết bị điện tử đến trẻ nhỏ. Theo đó, trẻ dành từ 1 tiếng mỗi ngày trước màn hình sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển. Tuy nhiên, tác động tiêu cực có thể giảm nhẹ nếu cho trẻ em chơi ngoài trời hơn 30 phút. Khi trẻ chơi ngoài trời hơn 30 phút mỗi ngày trong 6 ngày hoặc hơn 1 tuần, hiệu ứng tiêu cực đối với kỹ năng sống của trẻ 4 tuổi được giảm đáng kể, dù ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp vẫn không thay đổi. Các tác động tiêu cực này vô cùng hạn chế và có thể giảm nhẹ nếu phụ huynh cùng tham gia với trẻ.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị trẻ 2 tuổi không nên tiếp xúc với thiết bị điện tử thụ động, chẳng hạn xem tivi hay chơi game máy tính quá 60 phút một ngày.

Kenji Tsuchiya, Giáo sư phát triển trẻ em tại Đại học Oska, một trong những người tham gia nghiên cứu, cho biết, trong thế giới hiện đại chúng ta không thể tránh khỏi việc sử dụng màn hình và công nghệ số. Vì vậy, nên tìm ra cách hiệu quả nhằm giảm thiểu hiệu ứng xấu.

P.TT&TT (TH)

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn