Điểm tin ngày 19/05/2022

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 19/05/2022 01:38:00 PM - Lượt xem: 14 lượt xem.

Xin mời anh chị em và các bạn đến với một số thông tin đáng chú ý ngày hôm nay.

Ảnh: Anh Tú

Báo Điện tử Chính phủ có bài: Thách thức phát triển bền vững với ngành dệt may.

https://tphcm.chinhphu.vn/thach-thuc-phat-trien-ben-vung-voi-nganh-det-may-101220517215744212.htm

Trong 4 tháng đầu năm 2022, toàn ngành dệt may đã xuất khẩu gần 11 tỷ USD, tăng trưởng hơn 20% so với cùng kỳ 2021. Kết quả này cho thấy nội lực của ngành dệt may Việt Nam đã có bước bứt phá trong bối cảnh dịch bệnh còn phức tạp ở nhiều thị trường.

Vitas đang kêu gọi các doanh nghiệp trong nước và FDI đầu tư đáp ứng phần cung thiếu hụt của nguyên liệu trong nước, hạn chế tối đa sự phụ thuộc vào nhập khẩu. Đồng thời thúc đẩy tối đa sử dụng nguyên liệu tái chế trong sản xuất xơ sợi, kể cả nguồn tái chế trong nước cũng như nhập khẩu từ các quốc gia đã tham gia các hiệp định thương mại.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải đầu tư hạ tầng cơ sở trong các nhà máy theo tiêu chuẩn đánh giá của nhãn hàng. Ông Vũ Đức Giang nhận định, để đạt được các chuẩn mực đáp ứng yêu cầu của nhãn hàng thì doanh nghiệp cần tầm nhìn dài hạn cho 10 - 20 năm. Nếu không có chiến lược dài hạn thì các doanh nghiệp dệt may dễ bị tổn thương trước những thách thức đòi hỏi của các nước nhập khẩu, của nhãn hàng và người tiêu dùng toàn cầu. Đó là những tiêu chuẩn về sản phẩm bền vững, hạn chế sản xuất tiêu thụ quá nhiều tài nguyên nước, điện và công nghệ lò hơi đốt xả thải ra môi trường...

Báo Đầu tư Tài chính có bài: Bí ẩn viêm gan không rõ nguyên nhân.

https://www.saigondautu.com.vn/ho-so/bi-an-viem-gan-khong-ro-nguyen-nhan-105242.html

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các trường hợp viêm gan không rõ nguyên nhân (viêm gan bí ẩn) đã tăng lên ít nhất 348 người trên toàn cầu, trong đó đã xuất hiện các ca tử vong ở các nước Đông Nam Á. Những ca bệnh viêm gan cấp tính bí ẩn chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em đã khiến các quốc gia bị ảnh hưởng đang làm việc cật lực để tìm ra nguyên nhân. 

Viêm gan thường lây nhiễm qua virus viêm gan, trong đó có 5 loại chính là A, B, C, D và E. Nhưng những ca bệnh mới này rất bí ẩn vì xét nghiệm không có dấu hiệu của các loại virus này. 

Adeno là một loại virus phổ biến thường gây ra các triệu chứng giống như cảm lạnh, chẳng hạn như sốt, đau họng và tiêu chảy. Nó rất phổ biến ở trẻ em và gần như mọi đứa trẻ đều bị nhiễm virus adeno ít nhất 1 lần trước 10 tuổi. Trong đó, virus adeno loại 41 đã được xác định có thể có mối liên hệ với các trường hợp viêm gan.

Một trong những thách thức của vấn đề này là adenovirus hoặc coronavirus chỉ tồn tại trong cơ thể của trẻ em trong khoảng thời gian hữu hạn. Chẳng hạn, với xét nghiệm PCR, sau vài tuần kết quả này sẽ âm tính.

Hiện tại, cha mẹ nên cảnh giác khi thấy con mình xuất hiện các triệu chứng chung của bệnh viêm gan như nước tiểu sẫm màu, phân màu xám, da và mắt bị vàng, cũng như sốt. Adenovirus và Covid-19 không hẳn có thể phòng ngừa được, nhưng các nguy cơ có thể được giảm thiểu bằng cách vệ sinh tốt, quan trọng nhất là rửa tay.  

Báo Hà Nội mới có bài: Mạo danh sàn thương mại điện tử để lừa đảo tuyển dụng: Cảnh báo nhiều, vẫn “sập bẫy”.

https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xa-hoi/1032093/mao-danh-san-thuong-mai-dien-tu-de-lua-dao-tuyen-dung-canh-bao-nhieu-van-sap-bay

Thời gian gần đây, nhiều sàn thương mại điện tử (TMĐT) như Amazon, Tiki, Lazada... đã lên tiếng vì bị kẻ xấu mạo danh nhằm lừa đảo tuyển dụng. Với phương thức lừa đảo ngày càng tinh vi, khó kiểm soát, số nạn nhân cũng như số tiền bị chiếm đoạt tăng mạnh.

Các sàn TMĐT liên tục phát đi thông tin cảnh báo về hiện tượng mạo danh, lừa đảo tuyển dụng. Amazon, Tiki, Lazada... đã lên tiếng vì bị mạo danh nhằm lừa đảo tuyển dụng, rất nhiều nạn nhân đã bị lừa với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng. Theo thông tin mà sàn TMĐT Tiki mới đưa ra, thời gian qua họ tiếp tục nhận được phản ánh của khách hàng về hiện tượng lừa đảo tuyển dụng liên quan đến người mạo nhận là nhân viên Tiki. Các đối tượng này liên hệ với ứng viên thông qua số điện thoại, email, thậm chí qua những trang fanpage mạo danh Tiki để mời tham gia làm cộng tác viên đặt đơn hàng nâng cao khối lượng giao dịch, làm việc online trên điện thoại, đầu tư hợp tác..., và yêu cầu người tham gia phải đóng một mức phí. 

Người dân không nên hợp tác hay đáp ứng yêu cầu đóng phí, yêu cầu cung cấp thông tin ngân hàng, yêu cầu mua hàng... theo kiểu nói trên.

 S1959 (Tổng hợp)

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn