Điểm tin ngày 12/02/2019

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 12/02/2019 04:41:00 PM - Lượt xem: 41 lượt xem.

Xin mời anh chị em và các bạn đến với một số thông tin đáng chú ý ngày hôm nay.

Ảnh: Thái Nguyễn

Từ trước đến nay, phong bao đỏ thắm mỗi dịp Tết đến xuân về luôn gửi gắm niềm vui đến người nhận và cả người trao. Nhưng chẳng biết từ bao giờ tục lì xì đã biến tướng đi ít nhiều ở cả người trao và nhận. Đó là bài viết trên báo Dân Trí: "Dạy con trẻ bài học về món quà đầu xuân qua phong bao lì xì".

https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/day-con-tre-bai-hoc-ve-mon-qua-dau-xuan-qua-phong-bao-li-xi-20190212065119286.htm

Mỗi người lớn chúng ta cần phải học lại ý nghĩa của tục mừng tuổi, học lại cách trao đi yêu thương. Có như thế chúng ta mới dạy con trẻ bài học đúng đắn về món quà đầu xuân qua những phong bao lì xì đỏ thắm… 

Chính người lớn chúng ta tập hư cho con trẻ khi bĩu môi chê bai phong bì này “ít hơn hẳn”, “lỗ vốn”, “chẳng huề nổi” mỗi khi dạo quanh một vòng chúc Tết người thân, xóm giềng. Chính những lời nói vô tình và cố ý đó đã gieo vào lòng con trẻ những gợn sóng lăn tăn về giá trị kim tiền trong mỗi chiếc phong bao.

Cả một năm làm việc căng thẳng, nhiều bạn trẻ coi dịp Tết như điểm dừng chân nghỉ ngơi giúp nạp năng lượng chuẩn bị cho một hành trình làm việc, học tập phía trước. Nhưng có nhiều người lại dừng chân quá lâu, chưa chịu tiếp tục cuộc hành trình của mình. Trên báo Dân trí sáng nay có bài viết “Hết Tết rồi, trở lại guồng quay "chiến đấu" thôi!”.

https://dantri.com.vn/nhip-song-tre/het-tet-roi-tro-lai-guong-quay-chien-dau-thoi-20190211104247361.htm

Thực tế ở nước ta, dịp đầu năm là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức với quy mô rất lớn thu hút khách thập phương, các lễ hội tổ chức kéo dài hết tháng Giêng, nhiều khu vui chơi giải trí hấp dẫn… nhưng nên nhớ du xuân lành mạnh là tốt tuy nhiên cũng đừng quên nhiệm vụ còn dang dở.

Đầu năm tập trung làm việc, học tập để có một năm suôn sẻ, bắt tay vào làm việc với thái độ nghiêm túc, đặt ra nhiều kế hoạch để cùng chờ đón một năm mới phía trước hứa hẹn nhiều thành công hơn năm cũ.

Kết thúc mục điểm tin ngày hôm nay xin mời anh chị em và các bạn đến với một tấm gương trong cuộc sống, câu chuyện của chị Thạch Thị Tha (quê Trà Vinh) qua bài viết “Cuộc gọi từ nhà chùa khiến cuộc đời chị giúp việc đổi thay”.

https://vietnamnet.vn/vn/doi-song/gia-dinh/cuoc-goi-tu-nha-chua-khien-cuoc-doi-chi-giup-viec-doi-thay-505473.html

Một ngày cuối năm 2014, thầy Phan Công Tâm, trụ trì chùa Thanh Lương (Biên Hoà, Đồng Nai) nghe tiếng trẻ khóc ngoài cổng. Bước ra, thầy thấy một bé trai còn nguyên dây rốn, nên bế vào chùa làm lễ. Sư thầy đặt tên cho em là Phan Ngọc Lạc và báo cho chính quyền địa phương.

Do nhà chùa không có người chăm sóc, thầy Tâm tìm người gửi, hàng tháng hỗ trợ tiền sữa cho bé. “Tôi gọi ai cũng không được. Nghĩ đến chị Tha đang đi làm nghề giúp việc, hay đến chùa làm công quả, tôi gọi thử”.

Nhận được điện thoại của thầy Tâm kể về một bé trai bị mẹ bỏ rơi, chị Tha bất giác nhớ về quá khứ của mình. Bố mẹ mất sớm. Từ nhỏ, chị đã thiếu tình thương. “Tôi cũng là đứa trẻ mồ côi nhưng may mắn hơn vì biết bố mẹ mình là ai”, người mẹ năm nay 49 tuổi nói.

Ngay lập tức chị bỏ dở công việc đi đón đứa trẻ về phòng trọ tắm rửa, pha sữa cho em ăn, áp vào ngực mình để bé cảm nhận hơi ấm của tình thương. Được vỗ về, Lạc thôi khóc ngay.

Từ giây phút đó chị xem Lạc là con, tự hứa với bản thân phải có trách nhiệm và bù đắp tình mẫu tử cho con trai…Nhưng quá trình chăm con, chị Tha thấy Lạc cứ ăn xong là nôn trớ và thở hổn hển. Đưa Lạc đi khám, chị Tha nhận được thông báo, em bị tim bẩm sinh và viêm màng não mủ. Chị vẫn “đánh liều” với số phận đi vay 60 triệu đồng, đưa con gái vào bệnh viện ở cùng mình để tiện chăm Lạc.

Chung Thủy - Thái Nguyễn

(Tổng hợp)

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn