Điểm tin ngày 08/08/2022

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 08/08/2022 11:13:00 AM - Lượt xem: 12 lượt xem.

Xin mời anh chị em và các bạn đến với một số thông tin đáng chú ý ngày hôm nay.

Ảnh: Anh Tú

Báo điện tử Tiền phong có bài: Biến chứng nặng và tử vong do cúm A.

https://tienphong.vn/bien-chung-nang-va-tu-vong-do-cum-a-post1459681.tpo

Khác với cảm, cúm A có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Cúm có xu hướng thành dịch trong thời gian gần đây, bất cứ ai từ trẻ nhỏ đến người lớn đều không thể chủ quan. Đã có bệnh nhân biến chứng nặng và tử vong sau khi mắc cúm A.

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, số bệnh nhân chuyển nặng vì cúm không nhiều. Tuy nhiên, bệnh viện cũng tiếp nhận một số ca nặng, cần thở máy, thậm chí tử vong, đa phần đều có bệnh nền. Trước đó bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân 19 tuổi mắc cúm A, có bội nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng, sau đó không qua khỏi.

Trung bình mỗi ngày Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ghi nhận hàng trăm bệnh nhân đến khám liên quan đến cúm, trong đó nhiều trường hợp là trẻ em. Về cơ bản đều là những trường hợp mắc cúm thông thường, chưa ghi nhận chủng độc lực cao. TS Văn Đình Tráng, phụ trách khoa Vi sinh - Sinh học phân tử, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho hay trong số 100 mẫu bệnh phẩm được đưa tới khoa trong thời gian qua, có tới 60% dương tính với cúm A.

Cúm A thường lưu hành quanh năm nhưng thường tập trung vào một thời điểm, có thể rơi vào tháng 3-4 hoặc 9-10 hằng năm và thường tạm lắng vào mùa hè. Với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thời tiết thay đổi thất thường kèm theo tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng chính là điều kiện thuận lợi để virus cúm theo mùa phát triển và lây lan.

Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết bất thường năm nay và sự di trú mầm bệnh giữa các vùng trên cả nước, hiện nay, thời điểm giữa những tháng hè từ tháng 4-8, cúm vẫn trở thành dịch với số lượng ca mắc tăng cao, đặc biệt ở các tỉnh phía Bắc.

Báo điện tử Vietnamplus có bài: Đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine COVID 19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

https://www.vietnamplus.vn/day-nhanh-toc-do-tiem-vaccine-covid-19-cho-tre-tu-5-den-duoi-12-tuoi/809786.vnp

Theo Bộ Y tế, các biến thể mới liên tục xuất hiện hoặc tiến hóa, mới nhất là BA.2.75, BA.2.12.1 có khả năng làm giảm miễn dịch qua thời gian và có thể làm dịch bùng phát trở lại.

Tại Việt Nam số ca mắc COVID-19 đang gia tăng trở lại và có xu hướng tiếp tục tăng.

Vì vậy, lãnh đạo Bộ Y tế cho hay vẫn tiếp tục thực hiện hiệu quả kiểm soát dịch bệnh trên quan điểm phòng dịch từ sớm, từ xa, từ cơ sở; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, không để dịch bùng phát trở lại; đặc biệt là việc tập trung đẩy nhanh tiêm vaccine COVID-19, nhất là với trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Tính đến ngày 8/8/2022, Việt Nam đã triển khai tiêm được hơn 248 triệu liều vaccine phòng COVID-19 và là quốc gia có số liều vaccine sử dụng và tỷ lệ bao phủ vaccine cao trên thế giới (tỷ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho người từ 12 tuổi trở lên đạt xấp xỉ 100%); hiệu suất sử dụng vaccine cao (đạt 100%) và tốc độ tiêm nhanh (tháng cao điểm là tháng 10 và 11/2021 tiêm được 39-40 triệu liều/tháng).

Tuy chỉ còn 24 ngày nữa trên cả nước phải hoàn thành tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, thế nhưng hiện tỷ lệ tiêm mũi 1 cả nước mới đạt gần 72%; mũi 2 gần 40%; vẫn còn 7 tỉnh, thành tiêm thấp, trong đó có 3 thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Trước tình hình trên, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tập trung đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tiêm vaccine COVID 19, hoàn thành tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trong tháng 8/2022 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; đẩy nhanh tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 cho từng nhóm đối tượng và không để vaccine không được sử dụng kịp thời, gây lãng phí.

Báo điện tử Tri thức trực tuyến có bài: Nguyên nhân khiến nhiều người bị suy thận.

https://zingnews.vn/nguyen-nhan-khien-nhieu-nguoi-tre-bi-suy-than-post1343361.html

Trước đây, cao huyết áp chỉ xuất hiện ở người trên 65 tuổi. Hiện tại, nhiều người 3-55 tuổi mắc bệnh này, thậm chí khi biến chứng nặng mới được phát hiện.

80-90% bệnh nhân tăng huyết áp không có triệu chứng chỉ đến khi có biến chứng xảy ra mới biết như đột quỵ, suy tim, nhồi máu cơ tim. 20% số người còn lại có thể gặp các triệu chứng như nhức đầu vào sáng khi ngủ dậy, đánh trống ngực, ruồi bay qua mắt…, các triệu chứng này rất thoáng qua. Chính vì vậy, tăng huyết áp được ví như kẻ giết người thầm lặng. 

Tình trạng trẻ hoá bệnh nhân tăng huyết áp do chế độ ăn nhiều muối, thích ăn thức ăn công nghiệp, tiền sử gia đình, sống ở thành thị, lối sống tĩnh tại, ít vận động cũng làm gia tăng tăng huyết áp.

Ngoài ra, thừa cân béo phì, uống nhiều rượu bia, lo âu, căng thẳng cũng làm gia tăng tình trạng tăng huyết áp. Ngoài ra lối sống lười vận động, sống quá tĩnh tại, thành mạch sẽ bị vôi hoá làm tình trạng tăng huyết áp đến nhanh hơn.

S1959

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn