Điểm tin ngày 04/06/2020

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 04/06/2020 11:08:00 AM - Lượt xem: 32 lượt xem.

Xin mời anh chị em và các bạn đến với một số thông tin đáng chú ý ngày hôm nay.

Ảnh: Anh Tú

Báo Dân trí đưa tin: Việt Nam xác định mục tiêu đến năm 2030 trở thành quốc gia số.

https://dantri.com.vn/suc-manh-so/viet-nam-xac-dinh-muc-tieu-den-nam-2030-tro-thanh-quoc-gia-so-20200604053546391.htm

Vào ngày 3/6 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định 749 phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Chương trình xác định tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.

“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” xác định mục tiêu cơ bản đến năm 2030 là 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. 100% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh, 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước)... Ngoài ra, Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).

Về phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số, mục tiêu đến năm 2030, phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang; phổ cập dịch vụ mạng di động 5G; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%. Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).

Ngoài ra, Chính phủ hướng đến mục tiêu kép từ Chuyển đổi số quốc gia đó là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu, với một số chỉ số cơ bản cụ thể.

Báo điện tử Vietnamnet đưa tin: 3 đại học Việt Nam lọt top 500 trường ĐH châu Á.

https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/du-hoc/3-dai-hoc-viet-nam-lot-top-500-truong-dai-hoc-chau-a-646250.html

Nếu như năm ngoái, không có đại diện nào của Việt Nam lọt vào tốp 400 trong danh sách xếp hạng đại học khu vực châu Á thì năm nay, các trường đã có sự bứt phá.

Tại Việt Nam, có 3 đại diện lọt vào bảng xếp hạng của Times Higher Education là 2 ĐH quốc gia và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

Theo bảng xếp hạng này, ĐH Quốc gia Hà Nội ở tốp 201-250, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội ở top 251-300 và ĐH Quốc gia TPHCM ở top 400+. Trong các đại diện đến từ Việt Nam, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đạt thứ hạng cao nhất trong tiêu chí về Chỉ số trích dẫn của các công bố khoa học.

Năm nay, có gần 500 trường đến từ 30 quốc gia/vùng lãnh thổ trên khắp châu Á được xếp hạng, nhiều hơn con số 400 trường vào năm ngoái.

Hiện nay trên thế giới có nhiều bảng xếp hạng đại học, theo các tiêu chí và tính toán khác nhau. Bảng xếp hạng Times Higher Education chú trọng tiêu chí nghiên cứu khoa học, thường được đánh giá là nổi tiếng và uy tín hơn cả.

Báo Pháp luật có bài: Nở rộ bán vàng trang sức dỏm online.

https://plo.vn/kinh-te/quan-ly/no-ro-ban-vang-trang-suc-dom-online-916488.html

Chỉ cần lên website gõ cụm từ “vàng non”, “vàng non 18K” sẽ có hàng ngàn shop online kinh doanh xuất hiện. Kèm theo đó là những lời mời chào mua nhẫn, dây chuyền, lắc tay… làm từ vàng non nhìn rất bắt mắt. Đáng chú ý, không chỉ bán với giá siêu rẻ, các shop kinh doanh trang sức vàng non trên mạng còn cam kết hàng chất lượng cao, dùng thoải mái không lo bị đen, xỉn, bay màu và dị ứng da như hàng kém chất lượng. Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi, thực tế không giống như những lời quảng cáo đường mật trên mạng.

Ông Dương Anh Vũ, chuyên gia lâu năm trong ngành vàng, nhìn nhận sản phẩm nữ trang được quảng cáo là vàng non trên các shop online không thể coi là vàng, mà có thể là kim loại có màu vàng nhưng không phải vàng. Trong ngành kim hoàn, không có khái niệm vàng non mà chỉ có vàng bao nhiêu phần trăm. Giá trị của vàng được xác định bằng tỉ lệ phần trăm vàng có trong sản phẩm. Bất kể sản phẩm vàng trang sức nào cũng có giấy chứng chỉ vàng, nếu không có đương nhiên đó không phải là vàng hoặc là vàng giả.

Người dân tuyệt đối không nên tin vào những lời dụ dỗ ngon ngọt mà phải dựa vào các thông tin ghi trên tem nhãn của sản phẩm như tên hàng hóa (lắc đeo tay, dây chuyền, nhẫn vàng, nhẫn đính kim cương…); mã ký hiệu của tổ chức sản xuất (SJC, DOJI, PNJ…); hàm lượng vàng hay còn gọi là tuổi vàng (99,9%, 24K, 18K, 10K…); khối lượng vàng và khối lượng của vật gắn trên vàng trang sức (kim cương, ruby…).

S1959 (Tổng hợp)

 

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn