Sự thật về phơi nắng để bổ sung vitamin D cho trẻ: Không chỉ ít tác dụng còn dễ gây hại

Được đăng bởi: - Ngày đăng: 23/05/2020 09:39:00 AM - Lượt xem: 29 lượt xem.

Phơi nắng không đúng có thể làm giảm tác dụng của tia UVB từ 50 - 90% hoặc gần như hoàn toàn. Bên cạnh đó trẻ còn chịu tác động của tia UVA gây ra ung thư da, lão hóa da sau này.

Hai con đường tổng hợp vitamin D

Chị Vũ Thị Minh Trang, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội tâm sự bé Nghé nhà chị Trang mới sinh được gần 1 tháng. Bé đi ngủ thường xuyên vặn mình. Nếu không để ý thì bé vặn tung cả khăn. Rốn của bé bắt đầu lồi lên do vặn mình nhiều.

Chị Trang lên hội nuôi con hỏi thì được các mẹ tư vấn cần phơi nắng nhiều cho bé để bổ sung vitamin D. Tranh thủ mùa hè, sáng nào vợ chồng chị Trang cũng dậy sớm chuẩn bị và đưa bé lên sân thượng ngồi phơi với hi vọng kiếm chút vitamin D từ ánh nắng mặt trời.

Tuy nhiên, chỉ đến tầm 7h là cả nhà khăn gói xuống phòng vì nắng nhiều quá.

Sự thật về phơi nắng để bổ sung vitamin D cho trẻ: Không chỉ ít tác dụng còn dễ gây hại - Ảnh 1.

Vitamine D có tác dụng gì với cơ thể

Bác sĩ Trương Hoàng Hưng – chuyên gia nhi khoa tại Texas, Hoa Kỳ cho biết vitamin D là loại vitamin hoà tan trong mỡ vô cùng quan trọng đối với cơ thể và có 2 loại chính:

Vitamin D2 (ergocalciferol): từ thức ăn cung cấp khoảng 10% nhu cầu cơ thể.

Vitamin D3 (cholecalciferol): tổng hợp ở da từ tiền chất vitamin D dưới tác động của tia cực tím (UVB) từ ánh sáng mặt trời, cung cấp 90% cho nhu cầu cơ thể.

Theo BS Hưng vitamin D có vai trò quan trọng trong việc hấp thu Canxi và Phosphate từ ruột và làm vững chắc xương. Nếu thiếu vitamin D sẽ khiến cơ thể phải lấy Canxi từ xương để sử dụng, khiến xương yếu mềm đi, biến dạng gây bệnh còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn. Nếu uống Canxi mà thiếu vitamin D cũng không có tác dụng

Vitamin D còn có vai trò ngăn ngừa một số bệnh ung thư, bệnh tự miễn, bệnh mạch vành, tăng cường hệ miễn dịch.

Sự thật phơi nắng

BS Trần Phi Hùng – Đơn vị Hồi sức tích cực Nhi – Bệnh viện Quận Thủ Đức, TP.HCM cho biết, ánh sáng mặt trời không nhìn thấy có 3 loại tia UV: UVA, UVB, UVC. 

UVC: bị hấp thu bởi tầng ozone, không tới được mặt đất.

UVA: là tia có hại với con người, gây lão hóa da, ung thư da, đục thủy tinh thể,…. Là loại tia có tính xuyên thấu tốt, tồn tại trong ánh nắng từ sáng sớm tới khi mặt trời lặn. UVA không có tác dụng để tạo vitamin D.

Sự thật về phơi nắng để bổ sung vitamin D cho trẻ: Không chỉ ít tác dụng còn dễ gây hại - Ảnh 2.

Tắm nắng cho trẻ để lấy vitamine D là quan niệm sai lầm

UVB: Cần thiết để tạo vitamin D. Loại tia này có bước sóng ngắn hơn UVA, khả năng xuyên thấu kém nên thường tới được mặt đất khi cường độ ánh sáng đủ mạnh, thường trong khoảng 10 giờ sáng tới 3 giờ chiều.

Như vậy muốn tổng hợp được vitamin D thì phải phơi nắng thời điểm nắng nhất (10-3h chiều), đỉnh điểm UBV cao nhất là giữa trưa.

Nhiều yếu tố làm giảm tác dụng của tia UVB như: bóng râm hoặc trời nhiều mây (giảm 50%), cho trẻ mặc quần áo khi tắm nắng (giảm gần như hoàn toàn), ô nhiễm không khí. Kem chống nắng (giảm 80-90%). Nếu da càng tối màu thì hiệu quả càng kém, phơi nắng qua lớp cửa kính (tia UVB không xuyên được qua cửa kính).

Vậy để tổng hợp đủ lượng vitamin D cần thiết cho trẻ khoảng 400-1000 IU/ngày thì trẻ cần được phơi nắng kéo dài. Điều này có tác hại nhiều hơn vì tia phơi buổi sáng không những không tổng hợp được vitamin D mà trẻ còn hứng chịu tác động của tia UVA gây ra ung thư da, lão hóa da sau này. 

Ngoài ra, trẻ còn chịu ảnh hưởng của ô nhiễm không khí, cảm gió trong thời gian nằm phơi nắng.

Chính vì thế, các bác sĩ đều khuyến cáo thay vì cho trẻ phơi nắng, nguy cơ tổn thương da, thì nên bổ sung vitamin D bằng đường ăn uống cho trẻ. Có thể bổ sung hàm lượng Vitamin D 400 IU/ngày cho trẻ. Còn người bình thường từ 1-70 tuổi: 600 IU/ngày, trên 70 tuổi: 800 IU/ngày

Thời điểm uống D tốt nhất là ngay sau bữa ăn vì vitamin D hoà tan trong mỡ nên uống chung với thức ăn dễ hấp thu. Tuy nhiên, vitamin D cũng không nên uống nhiều quá vì có thể gây hại, liều gây hại là từ 10000 IU/ngày kéo dài…

(Theo ttvn)

Từ khóa:
Những kiến nghị và thắc mắc của bạn

Ý kiến của bạn